Có thể bạn chưa biết: 02 Thông tư của Bộ Tài chính áp dụng, thực hiện từ năm 2018
08/03/2018
Ngày 04 tháng 12 năm 2017 Thứ
trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà
đã
ký ban hành Thông tư số
129/2017/TT-BTC quy
định tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí trong chi thường
xuyên
gồm 13
điều và 07 phụ lục kèm theo là các bảng tự đánh giá từng nội dung thực hiện
được theo thang điểm tối đa quy định tương ứng.
Thông tư 129/2017/TT-BTC quy định: đơn vị sử dụng ngân sách là cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong chi thường xuyên của cơ quan, đơn
vị mình theo Phụ lục số 01-A (đối với cơ quan nhà nước) và Phụ lục số 01-B (đối với đơn vị sự nghiệp
công lập) ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cơ quan
chủ quản cấp trên trực tiếp để tổng hợp, tính điểm tiêu chí “Kết quả thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp” của cơ
quan chủ quản cấp trên.
Thông
tư 129/2017/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2018. Việc
chấm điểm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên quy định
tại Thông tư này thực hiện từ năm ngân sách 2018.
Ngày
29 tháng 12 năm 2017 Thứ
trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải đã ký ban hành Thông tư số 144/2017/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung của
Nghị định số
151/2017/NĐ-CP ngày
26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản
lý, sử dụng tài sản công gồm 03 chương 12 điều và phụ lục kèm theo là 29 mẫu văn bản, giấy tờ (Hợp đồng mua bán tài sản, Phiếu đăng ký mua tài sản, Biên bản xác định người được quyền mua tài sản, các báo cáo kê khai tài sản và các
biểu công khai tài sản).
Thông tư này có hiệu lực
thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2018 và áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2018.
Các
Thông
tư trên có thể xem ở chuyên mục Văn bản
hướng dẫn của Trang thông tin điện tử Cục Thống kê.
Nguyễn
T Ngọc Huyền-BCVPL Cục Thống kê